Sáng ngày 11/5/2016, Công ty Than Hạ Long – TKV tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Biện pháp thu hút công nhân hầm lò và hướng dẫn thực hiện Quỹ đổi mới cơ cấu lao động của Tập đoàn TKV năm 2016” . Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Công ty; Trưởng ban Đảng ủy, Công đoàn; Trưởng phòng kỹ thuật, nghiệp vụ Công ty và Thủ trưởng, Chủ tịch CĐBP, nhân viên kinh tế các đơn vị sản xuất trực thuộc.
Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi giữa Ban lãnh đạo điều hành Công ty cùng với các đồng chí Quản đốc, Chủ tịch Công đoàn bộ phận đơn vị trực thuộc tham gia quản lý tiếp xúc trực tiếp người lao động để có đánh giá sát với thực tế. Qua đó, bàn cụ thể từng giải pháp để làm sao thu hút lực lượng lao động trẻ đến Công ty làm việc và giữ chân các thợ lò đang công tác tại đơn vị.
Đ/c Trần Hoàng Dương – Trưởng phòng TCLĐ Công ty báo cáo tình hình lao động
Đồng chí Trần Hoàng Dương – Trưởng phòng TCLĐ Công ty đã báo cáo tình hình lao động tại Công ty. Báo cáo đánh giá thực trạng hiện tại các diện khai thác than của Công ty càng ngày càng xuống sâu (từ -100m đến -200m) và Dự án mỏ Khe Chàm 2/4 tới mức - 500 nên áp lực mỏ lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, tiêu thụ than đang chững lại do thị trường bị cạnh tranh, giá bán cho các hộ tiêu thụ giảm, than sản xuất tiêu thụ chậm nên ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong Công ty. Thực trạng hiện nay đối với việc thu hút công nhân làm việc trong hầm lò chính là khó khăn trong tuyển sinh đào tạo, thu hút, giữ chân thợ lò làm việc.
Công tác tuyển sinh tại địa bàn được xem là nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ thì nay rất khó, việc tuyển dụng phải mở rộng lên nhiều nơi vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay người lao động có nhiều lựa chọn trong thị trường lao động, sức hút lao động tại chỗ của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng mạnh. Từ đó, người lao động có tâm lý chọn công việc mặc dù lương thấp nhưng đỡ vất vả hơn so với lao động hầm mỏ và được ở gần gia đình. Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh, đào tạo còn nhiều hạn chế do việc tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp chưa sâu, khiến nhiều học viên còn “lơ mơ” dễ dẫn tới tâm lý chán nản, bỏ học giữa chừng…
Đ/c Đỗ Đức Tiệm – PGĐ Công ty, Chủ tịch Hội đồng BHLĐ Công ty trao đổi các vấn đề về sản xuất, ATVSLĐ để tạo môi trường làm việc an toàn
Tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Tiệm – Phó Giám đốc phụ trách công tác sản xuất, ATBHLĐ Công ty nêu ý kiến: Để thu hút, giữ chân thợ lò làm việc, Công ty cần tiếp tục đầu tư cơ giới hóa trong công tác đào chống lò và khai thác than để nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động cho công nhân, tăng cao độ an toàn trong quá trình sản xuất. Hiện tại, ngoài hệ thống song loan chở người đang áp dụng tại các cửa lò giếng chính thì thời gian tới Công ty sẽ đưa thêm Hệ thống tời hỗ trợ đi lại trong hầm lò để cải thiện đi lại trong lò và giảm thời gian, công sức di chuyển cho công nhân lao động. Việc đầu tư trang thiết bị khoa học, hiện đại mới vào sản xuất sẽ nâng cao năng suất lao động đồng nghĩa việc thu nhập của thợ lò sẽ được tăng lên. Cùng với đó, chuyên môn sẽ phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể làm tốt công tác chăm lo về: đời sống, văn hóa tinh thần, nhà ở cho thợ lò (hộ độc thân và gia đình); thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong ứng xử; khen thưởng động viên khuyến khích các cá nhân thợ lò, tập thể có nhiều sáng kiến, thành tích trong lao động sản xuất.
Đ/c Bùi Đình Thanh – Giám đốc Công ty phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị, đồng chí Bùi Đình Thanh – Giám đốc Công ty chỉ rõ: Công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, đặc biệt là đào tạo thợ lò để đáp ứng cho sản xuất, thực hiện lộ trình phát triển của Công ty. Để thu hút, giữ chân thợ lò làm việc, các đơn vị phải tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, đi lại trong lò; Công ty sẽ tiếp tục thực hiện cơ giới hóa trong đào lò, khai thác than để nâng năng suất lao động, nâng cao thu nhập của thợ lò; chăm lo hơn nữa về đời sống, văn hóa tinh thần, xây dựng nhà ở cho thợ lò; sắp tới tháng 7/2016 Công ty sẽ khởi công xây dựng Khu chung cư cho CNLĐ tại Km7 Phường Quang Hanh để đáp ứng đi lại ăn ở cho CNLĐ làm việc khu vực Hà Ráng; xây dựng hình ảnh, thương hiệu của đơn vị để thu hút, giữ chân thợ lò, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền những gương thợ lò tiêu biểu lao động giỏi, thu nhập cao. Xây dựng môi trường có điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn và các chế độ ưu đãi đối với lực lượng thợ lò để họ có động lực, niềm tin, yêu nghề, yêu mỏ, gắn bó với nghề, xây dựng Công ty phát triển bền vững./.
Đ/c Trần Hoàng Dương – Trưởng phòng TCLĐ Công ty báo cáo tình hình lao động
Đồng chí Trần Hoàng Dương – Trưởng phòng TCLĐ Công ty đã báo cáo tình hình lao động tại Công ty. Báo cáo đánh giá thực trạng hiện tại các diện khai thác than của Công ty càng ngày càng xuống sâu (từ -100m đến -200m) và Dự án mỏ Khe Chàm 2/4 tới mức - 500 nên áp lực mỏ lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, tiêu thụ than đang chững lại do thị trường bị cạnh tranh, giá bán cho các hộ tiêu thụ giảm, than sản xuất tiêu thụ chậm nên ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong Công ty. Thực trạng hiện nay đối với việc thu hút công nhân làm việc trong hầm lò chính là khó khăn trong tuyển sinh đào tạo, thu hút, giữ chân thợ lò làm việc.
Công tác tuyển sinh tại địa bàn được xem là nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ thì nay rất khó, việc tuyển dụng phải mở rộng lên nhiều nơi vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay người lao động có nhiều lựa chọn trong thị trường lao động, sức hút lao động tại chỗ của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng mạnh. Từ đó, người lao động có tâm lý chọn công việc mặc dù lương thấp nhưng đỡ vất vả hơn so với lao động hầm mỏ và được ở gần gia đình. Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh, đào tạo còn nhiều hạn chế do việc tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp chưa sâu, khiến nhiều học viên còn “lơ mơ” dễ dẫn tới tâm lý chán nản, bỏ học giữa chừng…
Đ/c Đỗ Đức Tiệm – PGĐ Công ty, Chủ tịch Hội đồng BHLĐ Công ty trao đổi các vấn đề về sản xuất, ATVSLĐ để tạo môi trường làm việc an toàn
Tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Tiệm – Phó Giám đốc phụ trách công tác sản xuất, ATBHLĐ Công ty nêu ý kiến: Để thu hút, giữ chân thợ lò làm việc, Công ty cần tiếp tục đầu tư cơ giới hóa trong công tác đào chống lò và khai thác than để nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động cho công nhân, tăng cao độ an toàn trong quá trình sản xuất. Hiện tại, ngoài hệ thống song loan chở người đang áp dụng tại các cửa lò giếng chính thì thời gian tới Công ty sẽ đưa thêm Hệ thống tời hỗ trợ đi lại trong hầm lò để cải thiện đi lại trong lò và giảm thời gian, công sức di chuyển cho công nhân lao động. Việc đầu tư trang thiết bị khoa học, hiện đại mới vào sản xuất sẽ nâng cao năng suất lao động đồng nghĩa việc thu nhập của thợ lò sẽ được tăng lên. Cùng với đó, chuyên môn sẽ phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể làm tốt công tác chăm lo về: đời sống, văn hóa tinh thần, nhà ở cho thợ lò (hộ độc thân và gia đình); thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong ứng xử; khen thưởng động viên khuyến khích các cá nhân thợ lò, tập thể có nhiều sáng kiến, thành tích trong lao động sản xuất.
Đ/c Bùi Đình Thanh – Giám đốc Công ty phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị, đồng chí Bùi Đình Thanh – Giám đốc Công ty chỉ rõ: Công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, đặc biệt là đào tạo thợ lò để đáp ứng cho sản xuất, thực hiện lộ trình phát triển của Công ty. Để thu hút, giữ chân thợ lò làm việc, các đơn vị phải tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, đi lại trong lò; Công ty sẽ tiếp tục thực hiện cơ giới hóa trong đào lò, khai thác than để nâng năng suất lao động, nâng cao thu nhập của thợ lò; chăm lo hơn nữa về đời sống, văn hóa tinh thần, xây dựng nhà ở cho thợ lò; sắp tới tháng 7/2016 Công ty sẽ khởi công xây dựng Khu chung cư cho CNLĐ tại Km7 Phường Quang Hanh để đáp ứng đi lại ăn ở cho CNLĐ làm việc khu vực Hà Ráng; xây dựng hình ảnh, thương hiệu của đơn vị để thu hút, giữ chân thợ lò, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền những gương thợ lò tiêu biểu lao động giỏi, thu nhập cao. Xây dựng môi trường có điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn và các chế độ ưu đãi đối với lực lượng thợ lò để họ có động lực, niềm tin, yêu nghề, yêu mỏ, gắn bó với nghề, xây dựng Công ty phát triển bền vững./.
Tác giả: Tác giả bài viết: Bộ phận Truyền thông Công ty Than Hạ Long
Tags: lao động, công ty, tổ chức, tập đoàn, đồng chí, lãnh đạo, chủ tịch, công nhân, kỹ thuật, thực hiện, biện pháp, công đoàn, hội nghị, tham dự, trưởng ban, nghiệp vụ, sáng ngày, thủ trưởng, trưởng phòng, thu hút, hướng dẫn