6 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Than tồn kho đã lên tới gần 9 triệu tấn. Dự kiến than tiêu thụ của Tập đoàn sẽ giảm từ 2 đến 3 triệu tấn.
Theo thông tin từ Tập đoàn CN Than Khoáng sản Việt Nam, nhiều chỉ tiêu mà Tập đoàn đề ra 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả thấp so với kế hoạch. Cụ thể, than nguyên khai sản xuất đạt 24,9 triệu tấn, bằng 50,8% kế hoạch năm; than tiêu thụ đạt 19,7 triệu tấn, bằng 43% kế hoạch năm; xuất khẩu 6,9 triệu tấn, bằng 47% kế hoạch năm; bóc đất đá thực hiện 150 triệu m3, đạt 52% kế hoạch năm.
Đáng lo ngại là lượng than tồn lên tới 8,9 triệu tấn, tăng 2,4 triệu tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các hộ tiêu thụ lớn như: Điện chỉ đạt 45% kế hoạch năm (6,1 triệu tấn); phân bón, hóa chất đạt 23% (460.000 tấn); giấy đạt 28% (45.000 tấn); xi măng đạt 39,7% (3 triệu tấn); các hộ khác đạt 36% (3,2 triệu tấn)… Mục tiêu đặt ra của Tập đoàn là tiêu thụ trong nước khoảng 32 triệu tấn, nhưng trên thực tế con số này mới chỉ là 28 đến 29 triệu tấn.
Trao đổi với Phóng viên QTV. VN, ông Bùi Văn Khích, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than khoáng sản Việt Nam cho biết: Hiện nay, Tập đoàn đang phải chịu gánh nặng không chỉ do nhu cầu tiêu thụ của các hộ giảm mà nhiều hộ luôn duy trì các khoản nợ lên tới hơn 4000 tỷ đồng. Tiêu biểu như Điện xi măng…
Trước tình hình tiêu thụ than trong nước gặp khó khăn, Chính phủ đã đồng ý cho ngành than tăng xuất khẩu lên khoảng 15,5 triệu tấn. Song theo lãnh đạo Tập đoàn, từ đầu năm đến nay, bức tranh xuất khẩu than cũng đang rất ảm đạm.
Cái khó trong tiêu thụ đã khiến doanh thu 6 tháng đầu năm của Tập đoàn chỉ ước đạt 43,2 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 500 tỷ đồng. Lương bình quân của người lao động đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng.
Để tháo gỡ những khó khăn, phát triển sản xuất trong 6 tháng cuối năm nay, cũng như năm 2013, lãnh đạo Tập đoàn CN Than Khoáng sản Việt Nam đã xác định phải tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành linh hoạt. Trong đó, đẩy mạnh tiêu thụ là nhiệm vụ ưu tiên số 1 mà Tập đoàn phải thực hiện. Muốn vậy, nâng cao chất lượng than, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung sản xuất các chủng loại than đáp ứng nhu cầu thị trường là những giải pháp hàng đầu.
Cùng với đó, các nhóm giải pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ điều hành sản xuất hợp lý, tăng cường khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng là những giải pháp mà Tập đoàn CN Than khoáng sản Việt Nam tiếp tục tập trung triển khai.
Một giải pháp nữa là tăng cường tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đang được các đơn vị thuộc Tập đoàn thực hiện quyết liệt, phấn đấu giảm 5-10% chi phí so với giá quý I/2012.
Đáng lo ngại là lượng than tồn lên tới 8,9 triệu tấn, tăng 2,4 triệu tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các hộ tiêu thụ lớn như: Điện chỉ đạt 45% kế hoạch năm (6,1 triệu tấn); phân bón, hóa chất đạt 23% (460.000 tấn); giấy đạt 28% (45.000 tấn); xi măng đạt 39,7% (3 triệu tấn); các hộ khác đạt 36% (3,2 triệu tấn)… Mục tiêu đặt ra của Tập đoàn là tiêu thụ trong nước khoảng 32 triệu tấn, nhưng trên thực tế con số này mới chỉ là 28 đến 29 triệu tấn.
Trao đổi với Phóng viên QTV. VN, ông Bùi Văn Khích, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than khoáng sản Việt Nam cho biết: Hiện nay, Tập đoàn đang phải chịu gánh nặng không chỉ do nhu cầu tiêu thụ của các hộ giảm mà nhiều hộ luôn duy trì các khoản nợ lên tới hơn 4000 tỷ đồng. Tiêu biểu như Điện xi măng…
Trước tình hình tiêu thụ than trong nước gặp khó khăn, Chính phủ đã đồng ý cho ngành than tăng xuất khẩu lên khoảng 15,5 triệu tấn. Song theo lãnh đạo Tập đoàn, từ đầu năm đến nay, bức tranh xuất khẩu than cũng đang rất ảm đạm.
Cái khó trong tiêu thụ đã khiến doanh thu 6 tháng đầu năm của Tập đoàn chỉ ước đạt 43,2 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 500 tỷ đồng. Lương bình quân của người lao động đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng.
Để tháo gỡ những khó khăn, phát triển sản xuất trong 6 tháng cuối năm nay, cũng như năm 2013, lãnh đạo Tập đoàn CN Than Khoáng sản Việt Nam đã xác định phải tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành linh hoạt. Trong đó, đẩy mạnh tiêu thụ là nhiệm vụ ưu tiên số 1 mà Tập đoàn phải thực hiện. Muốn vậy, nâng cao chất lượng than, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung sản xuất các chủng loại than đáp ứng nhu cầu thị trường là những giải pháp hàng đầu.
Cùng với đó, các nhóm giải pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ điều hành sản xuất hợp lý, tăng cường khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng là những giải pháp mà Tập đoàn CN Than khoáng sản Việt Nam tiếp tục tập trung triển khai.
Một giải pháp nữa là tăng cường tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đang được các đơn vị thuộc Tập đoàn thực hiện quyết liệt, phấn đấu giảm 5-10% chi phí so với giá quý I/2012.
Nguồn tin: Đài PTTH Quảng Ninh
Tags: sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, khó khăn, tập đoàn, công nghiệp, khoáng sản, hoạt động, tồn kho