Nguyên tôi không học nghề báo, nhưng có học ngành ngôn ngữ của khoa Văn, Trường ĐHTH Hà Nội, được các thầy dạy về cách hành văn, cách viết như thế nào cho thành câu, cách sử dụng các dấu câu, viết sao cho đúng chính tả v.v.
Thập niên 80 thế kỷ trước, sau khi đi bộ đội về rồi làm việc ở Viện ngôn ngữ học Hà Nội một thời gian, tôi xin về làm báo Quảng Ninh. Do chưa viết báo bao giờ, lãnh đạo phân công tôi đi sửa morat, tức đi sửa những lỗi sai của bản sắp chữ do thợ sắp chữ sắp, đúng với ngành đã học. Lúc đầu là sửa những chữ chì thợ nhà in sắp sai, sau tham gia cắt bớt câu chữ của bài báo cho vừa với “bát chữ" mà họa sỹ đã cố định khi làm maket.
Hai năm như thế. Đi đêm về hôm. Nhà tôi cách nhà in chừng 5 cây số, đạp xe đạp lọc cọc. Lúc ấy đèn đường đoạn Hòn Gai - Cột 5, tức đoạn đường từ nhà tôi đến nhà in rất thưa thớt, bóng đèn dây tóc mắc lâu ngày mối nối hở, gió đẩy, lúc bừng sáng, lúc tắt ngấm, thành ra thêm khó đi hơn.
Tôi mới chợt nghĩ, mình thử viết về chuyện ấy xem. Và bài báo đầu tiên có tít “Đèn đường” với bút danh N.A.M ra đời, được đăng, nếu tôi nhớ không nhầm, hình như ở trang tư, góc bên trái, trên cùng, trong một chuyên mục, chuyên mục "Chuyện lớn... chuyện nhỏ..." thì phải. Nó chiếm một khoảng trang báo to hơn bao thuốc lá một chút. Sau khi bài đăng, nhà văn Lý Biên Cương (lúc ấy ông đang làm ở báo Quảng Ninh) có hỏi vài người trong cơ quan, trong đó có tôi, xem ai viết bài “Đèn đường”. Tôi đỏ mặt lý nhí nhận tôi viết. “Sao lại lấy bút danh là N.A.M?”. “Tên cháu, cho thêm hai dấu chấm vào ấy mà!”. Ông cười, bảo, "Lúc đầu tớ cứ tưởng anh cộng tác viên mới nào đó; Nguyễn Anh Minh hay Nguyễn Ăn Mày?". Rồi lại bảo, "Bài viết hay, có vấn đề đấy! Xin đi viết báo được đấy!”. (Quả nhiên, sau bài báo, có thể là tình cờ, cũng có thể do tác động của bài báo, thấy ngành điện đã đi sửa lại đèn đường, chí ít là đoạn Hòn Gai - Cột 5). Và như thế, trong một cuộc họp chuyên môn, Nhà văn đã đề nghị lãnh đạo báo cho tôi đi làm phóng viên.
Sau một thời gian, nhiều bài báo đã đăng, đến một lúc, nhà văn Lý Biên Cương bảo tôi, "Nam viết có thiên hướng văn nghệ, nên về Ban Quảng Ninh thứ bảy, làm báo thứ bảy hợp hơn (báo Quảng Ninh ra số vào thứ bảy hàng tuần, có chuyên trang về văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, lúc ấy tôi đang làm ở ban Kinh tế trung ương, quãng năm 1985 đã vào lò Mạo Khê). Rồi ông xin tôi về báo thứ bảy, nơi ông đang làm Phó ban, cùng với ông Hải Chinh, Trưởng ban, phân công tôi chuyên theo dõi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Nhà văn giúp tôi thâm nhập thực tế, làm quen với đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà.
Chẳng bao lâu, thấy tôi đủ cứng cáp, Nhà văn Lý Biên Cương giao tôi tập hợp bài vở, biên tập, làm trang 3, trang chuyên về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, là trang ông vẫn trực trước đó. Cuối cùng, khi báo thứ bảy chuyển qua là “Quảng Ninh cuối tuần” khổ nhỡ, tôi đã nhiều năm viết bài, đặt bài, chịu trách nhiệm một vài chuyên mục và cuối cùng biên tập và hoàn chỉnh toàn bộ tờ báo đó.
Rồi, rất tuyệt! Làm báo được khoảng 10 năm, tôi đã được lãnh đạo báo mời vào nhóm các nhà báo kỳ cựu của bản báo tham gia dạy viết báo cho sinh viên trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, nay là Trường cao đẳng Văn hóa - Du lịch Quảng Ninh, phần viết tin và viết gương người tốt, việc tốt.
Nếu trước, tôi viết báo là do bắt chước các tin bài đã đăng trên các báo, đọc nó, cố gắng tìm hiểu xem vì sao họ lại viết được như thế, thì nay, tôi phải lục tìm các cuốn sách viết về nghề báo để tự nghiên cứu, sau đi giảng lại cho người ta.
Tính ra, đến nay, tôi đã nhiều lần đi giảng bài về nghề báo, khá nhiều các đối tượng khác nhau. “Nhập môn”, tôi nói rằng: Viết báo là một nghề. Học là làm được. Làm nhiều thì thạo nghề. Học, bằng nhiều cách như học lỏm, học bắt chước, tự học, học theo trường, lớp v.v. Và tôi cũng nói rằng, làm báo, cần có sự đam mê; nếu có điều kiện, hãy xin làm thử bất cứ công đoạn nào về kỹ thuật, để cuối cùng có một bài báo hoàn chỉnh như đã đăng trên mặt báo. Hiểu được toàn bộ các bí mật nghề, thì sẽ nhanh “nhuyễn” nghề.
Năm 2004, sau gần 20 năm làm ở báo Quảng Ninh, tôi xin về làm ở Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam của chúng ta, từ bấy đến nay.
Hai năm như thế. Đi đêm về hôm. Nhà tôi cách nhà in chừng 5 cây số, đạp xe đạp lọc cọc. Lúc ấy đèn đường đoạn Hòn Gai - Cột 5, tức đoạn đường từ nhà tôi đến nhà in rất thưa thớt, bóng đèn dây tóc mắc lâu ngày mối nối hở, gió đẩy, lúc bừng sáng, lúc tắt ngấm, thành ra thêm khó đi hơn.
Tôi mới chợt nghĩ, mình thử viết về chuyện ấy xem. Và bài báo đầu tiên có tít “Đèn đường” với bút danh N.A.M ra đời, được đăng, nếu tôi nhớ không nhầm, hình như ở trang tư, góc bên trái, trên cùng, trong một chuyên mục, chuyên mục "Chuyện lớn... chuyện nhỏ..." thì phải. Nó chiếm một khoảng trang báo to hơn bao thuốc lá một chút. Sau khi bài đăng, nhà văn Lý Biên Cương (lúc ấy ông đang làm ở báo Quảng Ninh) có hỏi vài người trong cơ quan, trong đó có tôi, xem ai viết bài “Đèn đường”. Tôi đỏ mặt lý nhí nhận tôi viết. “Sao lại lấy bút danh là N.A.M?”. “Tên cháu, cho thêm hai dấu chấm vào ấy mà!”. Ông cười, bảo, "Lúc đầu tớ cứ tưởng anh cộng tác viên mới nào đó; Nguyễn Anh Minh hay Nguyễn Ăn Mày?". Rồi lại bảo, "Bài viết hay, có vấn đề đấy! Xin đi viết báo được đấy!”. (Quả nhiên, sau bài báo, có thể là tình cờ, cũng có thể do tác động của bài báo, thấy ngành điện đã đi sửa lại đèn đường, chí ít là đoạn Hòn Gai - Cột 5). Và như thế, trong một cuộc họp chuyên môn, Nhà văn đã đề nghị lãnh đạo báo cho tôi đi làm phóng viên.
Sau một thời gian, nhiều bài báo đã đăng, đến một lúc, nhà văn Lý Biên Cương bảo tôi, "Nam viết có thiên hướng văn nghệ, nên về Ban Quảng Ninh thứ bảy, làm báo thứ bảy hợp hơn (báo Quảng Ninh ra số vào thứ bảy hàng tuần, có chuyên trang về văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, lúc ấy tôi đang làm ở ban Kinh tế trung ương, quãng năm 1985 đã vào lò Mạo Khê). Rồi ông xin tôi về báo thứ bảy, nơi ông đang làm Phó ban, cùng với ông Hải Chinh, Trưởng ban, phân công tôi chuyên theo dõi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Nhà văn giúp tôi thâm nhập thực tế, làm quen với đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà.
Chẳng bao lâu, thấy tôi đủ cứng cáp, Nhà văn Lý Biên Cương giao tôi tập hợp bài vở, biên tập, làm trang 3, trang chuyên về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, là trang ông vẫn trực trước đó. Cuối cùng, khi báo thứ bảy chuyển qua là “Quảng Ninh cuối tuần” khổ nhỡ, tôi đã nhiều năm viết bài, đặt bài, chịu trách nhiệm một vài chuyên mục và cuối cùng biên tập và hoàn chỉnh toàn bộ tờ báo đó.
Rồi, rất tuyệt! Làm báo được khoảng 10 năm, tôi đã được lãnh đạo báo mời vào nhóm các nhà báo kỳ cựu của bản báo tham gia dạy viết báo cho sinh viên trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, nay là Trường cao đẳng Văn hóa - Du lịch Quảng Ninh, phần viết tin và viết gương người tốt, việc tốt.
Nếu trước, tôi viết báo là do bắt chước các tin bài đã đăng trên các báo, đọc nó, cố gắng tìm hiểu xem vì sao họ lại viết được như thế, thì nay, tôi phải lục tìm các cuốn sách viết về nghề báo để tự nghiên cứu, sau đi giảng lại cho người ta.
Tính ra, đến nay, tôi đã nhiều lần đi giảng bài về nghề báo, khá nhiều các đối tượng khác nhau. “Nhập môn”, tôi nói rằng: Viết báo là một nghề. Học là làm được. Làm nhiều thì thạo nghề. Học, bằng nhiều cách như học lỏm, học bắt chước, tự học, học theo trường, lớp v.v. Và tôi cũng nói rằng, làm báo, cần có sự đam mê; nếu có điều kiện, hãy xin làm thử bất cứ công đoạn nào về kỹ thuật, để cuối cùng có một bài báo hoàn chỉnh như đã đăng trên mặt báo. Hiểu được toàn bộ các bí mật nghề, thì sẽ nhanh “nhuyễn” nghề.
Năm 2004, sau gần 20 năm làm ở báo Quảng Ninh, tôi xin về làm ở Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam của chúng ta, từ bấy đến nay.
Tác giả: Trần Giang Nam
Nguồn tin: VINACOMIN