Tính đồng nghiệp chính là đặc điểm lớn nhất đối với nghề chúng ta. Tách cái tên mình ra khỏi tờ báo hoặc khỏi giới anh chả là gì cả. Chúng ta chỉ mạnh, thực sự mạnh và có nghĩa khi đứng trong đội ngũ của mình. Xin đừng ai quên điều này. Vì chúng ta là thuộc nhóm người hành động; sự nghiệp báo chí là sự nghiệp hành động. Chúng ta như những hạt cát để liên kết lại xây nên những tòa nhà thật sự cần thiết cho cuộc sống.
Thưa nhà báo Ngô Mai Phong, nếu tính từ ngày bước chân vào nghề báo đến nay, hình như anh đã có thâm niên hơn 30 năm… Giờ nhìn lại, anh có ân hận vì đã lựa chọn nghề này không?
Ân hận hay không thì bằng ấy thời gian cũng xem như một đời người rồi còn gì... Đã có một vài đồng nghiệp từng hỏi tôi về điều này. Bảo rằng "tôi chọn" hay "tôi được chọn" đều không đúng cả. Chính xác - nghề nghiệp là một mối nhân duyên. Giống như giữa đám đông, bất chợt anh choáng váng khi nhìn thấy một gương mặt thiên thần. Anh tin chắc chính anh phát hiện ra gương mặt trời mang đến cho anh. Thực ra, anh rất lầm. Bởi vì trước khi anh nhìn ra cô gái, thì cô ta đã ngắm anh rồi. Đấy là nhân duyên. Một khi đã gọi nhân duyên thì thích cũng chẳng được. Không thích cũng chẳng được. Hoặc nó cứ đẩy anh tới; hoặc là cuốn anh đi và không ngừng chao lắc chừng nào anh chưa lọt đúng mắt sàng của số phận. Đời người thường có hai nhân duyên: một nhân duyên hôn phối và một nhân duyên sự nghiệp. Cả hai đều vô cùng giản dị, lại đều như một lẽ huyền vi. Bạn hãy thử nhìn xung quanh xem - có vô số những cặp vợ chồng "cọc cạch"; vô số người làm "nhầm nghề", suốt đời như kẻ bị liệt một bên chân... Người ta có thể tự giải thoát mình không? thoát ra rồi đi đâu? làm gì? và ngược lại, nếu không có ý định đào thoát, người ta có chịu bó tay không? nhưng trong khối bi kịch ấy, bạn có thấy vẫn sinh ra những đứa con ngoan và người ta vẫn để lại những cánh đồng đẹp đẽ; những cây cầu và những khúc ca bất tử? Khi tôi nói với bạn điều này, tôi không hề loại mình ra khỏi đời sống chúng sinh. Tôi cũng bằng lòng; cũng bất mãn, quẫy đạp trước nhân duyên như tất cả mọi người. Ở đây, nhân duyên chính là số phận; là áp đặt và thử thách.Và tôi biết, chừng nào tôi vẫn còn là một người làm nghề thuần phác, thì chừng ấy, tôi sẽ còn khổ hạnh vì bổn phận.
Trong suốt quãng thời gian ấy, có khi nào anh cảm thấy chán nản, muốn bỏ nghề…? Và nếu có thì vì sao sau đó vẫn “trụ” lại?
Rất nhiều nữa là khác. Nghèo túng, chán; quanh quẩn mãi, chán; nghĩ được, không nói được, chán; viết được, không đăng được, chán; chữ nghĩa càng hà hơi thổi ngạt, càng bợt mãi ra, chán... Đấy là nửa âm thầm của tôi. Nửa bên kia, tôi vẫn là ông tướng đường hoàng của một đạo binh hai mươi bốn chữ cái - một đạo binh cực kỳ kỷ luật, lý trí và tỉnh táo. Ở chúng có sức sinh sôi bão táp của bầy ong; có sức công phá khốc liệt của hỏa tiễn; có sự dịu dàng của nước và gió... Xin bạn đừng vội cho rằng tôi thích học lối hoa mỹ. Sự thực, tôi chỉ muốn nói: sức biểu đạt của ngôn ngữ báo chí sống động, hàm súc và hoàn mỹ không thua kém bất kỳ thứ ngôn ngữ nghệ thuật nào. Thế giới cũng nhận định rằng: thế kỷ 21 là thế kỷ của báo chí. Và tôi sùng bái sức mạnh, sự khúc triết của tin tức, phóng sự, bình luận, điều tra... và vẻ đẹp của đạo binh này cũng như các chiến binh sùng bái vũ khí của họ. Đó là lý do vì sao tôi có thể kiên nhẫn để đi suốt chặng đường nhọc nhằn dài đến thế. Tôi cũng lại nghiệm ra rằng, trong nghề của chúng ta, đôi khi vẫn cần cả một chút ngờ nghệch trong trẻo của gã nông dân Sancho Panza cưỡi "con lừa xám bốn xu" lẫn chàng hiệp sĩ tự phong Đông Ky Sốt - những nhân vật trong cuốn sách bất hủ của Xervantes - hơi ảo tưởng nhưng luôn tràn đầy nghĩa khí và đức tin vào quyền năng có thể làm cho gì thế giới này.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định: Nghề báo là một trong những nghề vất vả, cực nhọc nhất (ngang với nghề thợ lò); những người làm báo là những người bị “tổn thọ” nhất so với nhiều nghề khác. Anh nghĩ sao về điều này?
Chính xác. Sinh hoạt bừa bãi: bia rượu, cà phê, thuốc lá, trà đặc...Doping - nếu sẵn chắc cũng dám xài(?!). Nghiện những chất kích thích ở các nhà báo có lẽ là tỷ lệ cao nhất so với cộng đồng. Đó là những nhát rìu đầu tiên đốn vào sức khỏe anh ta. Với những thể lực cường tráng và khi còn đang trẻ, mọi lời khuyên hoặc sự khuyến cáo thường chỉ được xem như chuyện tầm phào.
Tuy nhiên, sự tàn phá bất khả kháng và lớn nhất đối với nghề báo lại đến từ nhiều phía khác. Trước hết là thời gian làm việc bất quy tắc, nhịp sinh học thường xuyên bị phá vỡ. Tốc độ công việc nhanh, hành động không cho phép chậm trễ. Sản phẩm đơn chiếc, không lặp lại buộc tư duy sáng tạo phải huy động ở tần suất cao nhất. Chưa nói tới sự thức đêm triền miên; thâm nhập vào những môi trường ô nhiễm, không thích nghi; sự đụng chạm với các thế lực hung hiểm... Mỗi thứ một chút, đè nặng lên đôi vai và tâm can của người làm nghề. Bạn bảo như thế có đáng buồn không?
Theo anh, một nhà báo cần có những tố chất gì để có thể đeo đuổi nghề này? Trước đây và hiện nay?
Ngoài một trái tim nhân hậu và thành thật, bạn cứ tin một con thú săn mồi cần những phẩm chất nào thì nhà báo cũng cần những phẩm chất ấy.Thời nào thì phương tiện thông minh cũng không thể thay thế nổi trái tim.
Anh trân trọng nhất ở nhà báo đức tính gì? Vì sao?
Lòng tự trọng nghề nghiệp. Đó là nguồn gốc của nội lực.
Theo chỗ tôi biết, hình như trước đây anh có vẻ không mấy hào hứng tham gia các giải báo chí kể cả địa phương và quốc gia.Thế nhưng đùng một cái, năm 2008 và 2010, anh liên tiếp đoạt giải Nhất giải báo chí toàn quốc. Ở Quảng Ninh và trong phạm vi cả nước, chưa có tác giả nào làm được điều này. Vì sao vậy? Phải chăng do trước đây anh chưa thực sự tự tin? Hay vì lẽ gì khác?
Chẳng phải thiếu tự tin. Cũng chẳng phải bởi lẽ gì. Đơn giản, tôi không coi giải thưởng là đẳng cấp nghề nghiệp mà chỉ là phần thưởng của một cuộc vui. Bạn không thấy có bao nhiêu cô gái cực kỳ thông minh và xinh đẹp nhưng chưa bao giờ có ý định bước lên sàn hoa hậu hay sao? bạn không thấy có nhà văn "chính danh" nhưng chính tả "một mình một ngữ pháp"; lại có nhà thơ "chính danh" hay viết ngợi ca lòng chính trực nhưng mắt luôn luôn nhìn trộm những người xung quanh. Khỉ thật.
Anh quan niệm thế nào về “cái danh” của nhà báo? Khi đạt được những giải thưởng quan trọng như nói ở trên, anh cảm thấy thế nào?
Cái danh của nhà báo nằm trong cái danh của tờ báo mà anh ta phụng sự. Tờ báo đó có tử tế không, có ra hồn không; tính quảng bá có rộng lớn không, đều liên quan tới cái danh của mỗi cá nhân. Bạn thấy không, một tay "vô danh tiểu tốt" hì hục viết có thể cũng cho ra được một cuốn sách nổi đình đám. Nhưng một nhà báo trác việt đến đâu vẫn không thể một mình làm nên một tờ báo cũng như một cầu thủ thiên tài không thể thắng nổi một đội bóng dù là xoàng xĩnh nhất. Tính đồng nghiệp chính là đặc điểm lớn nhất đối với nghề chúng ta. Tách cái tên mình ra khỏi tờ báo hoặc khỏi giới anh chả là gì cả. Chúng ta chỉ mạnh, thực sự mạnh và có nghĩa khi đứng trong đội ngũ của mình. Xin đừng ai quên điều này. Vì chúng ta là thuộc nhóm người hành động; sự nghiệp báo chí là sự nghiệp hành động. Chúng ta như những hạt cát để liên kết lại xây nên những tòa nhà thật sự cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta khác hẳn kim cương, đẹp và quý đấy nhưng chẳng thể kết lại để làm nên một cái gì lớn lao hơn ngoài vẻ đài các của mệnh phụ. Trong một giới hạn hẹp, danh dự của chúng ta - mỗi người làm nghề nằm trong chính những sản phẩm mà anh ta ký tên. Tôi rất dị cảm với những bài viết ký hai chữ "PV". Cho dù đó chỉ là một cái tin ngắn (và có thể là cách xử lý của thư ký tòa soạn) thì cử chỉ này vẫn là một thái độ thiếu trách nhiệm nghề nghiệp và không tôn trọng người đọc. Nó hệt như lối nói "trống không", mách qué, vu vơ, trịch thượng, chẳng cần đếm xỉa người đọc là đối tượng nào. Mới biết làm nghề đã khó. Sống tử tế để được quý trọng càng khó nữa. Nhất là khi đã có một chút thành công. Những giải thưởng với tôi cũng thế. Vừa thích vừa sợ.Thích vì đã biết cảm giác đặt chân tới đỉnh điểm của sự thi thố. Sợ vì ngày mai viết không bằng hôm nay. Càng sợ khi thấy ngọn bút như con dao sắc, cầm không khéo đứt tay, vung không khéo hại cho người khác.
Là một phóng viên thường trú tại Quảng Ninh, cũng đã đi tác nghiệp ở nhiều địa phương khác, anh cảm thấy hoạt động báo chí ở Quảng Ninh như thế nào? Cái gì hay, cái gì dở? Có gì thuận lợi? Có gì không thuận lợi?
Bạn lại dồn tôi vào tình thế khỏ xử rồi. Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn nói: công chúng Quảng Ninh khó tính hơn báo chí Quảng Ninh; báo chí Quảng Ninh khó tính hơn giới những người lãnh đạo Quảng Ninh.
Không chỉ là nhà báo, anh còn là một nhà thơ. Vậy anh thấy làm thơ và làm báo có gì bổ sung cho nhau không?
Làm tin, tôi học ở thơ sự ngắn gọn. Làm thơ, tôi học ở tin sự sắp đặt chi tiết và không triết lý lăng nhăng.
Nếu đề nghị anh có đôi lời tâm sự với những nhà báo trẻ mới vào nghề, anh sẽ nói gì?
Tôi chưa muốn già, bạn ạ.
Ân hận hay không thì bằng ấy thời gian cũng xem như một đời người rồi còn gì... Đã có một vài đồng nghiệp từng hỏi tôi về điều này. Bảo rằng "tôi chọn" hay "tôi được chọn" đều không đúng cả. Chính xác - nghề nghiệp là một mối nhân duyên. Giống như giữa đám đông, bất chợt anh choáng váng khi nhìn thấy một gương mặt thiên thần. Anh tin chắc chính anh phát hiện ra gương mặt trời mang đến cho anh. Thực ra, anh rất lầm. Bởi vì trước khi anh nhìn ra cô gái, thì cô ta đã ngắm anh rồi. Đấy là nhân duyên. Một khi đã gọi nhân duyên thì thích cũng chẳng được. Không thích cũng chẳng được. Hoặc nó cứ đẩy anh tới; hoặc là cuốn anh đi và không ngừng chao lắc chừng nào anh chưa lọt đúng mắt sàng của số phận. Đời người thường có hai nhân duyên: một nhân duyên hôn phối và một nhân duyên sự nghiệp. Cả hai đều vô cùng giản dị, lại đều như một lẽ huyền vi. Bạn hãy thử nhìn xung quanh xem - có vô số những cặp vợ chồng "cọc cạch"; vô số người làm "nhầm nghề", suốt đời như kẻ bị liệt một bên chân... Người ta có thể tự giải thoát mình không? thoát ra rồi đi đâu? làm gì? và ngược lại, nếu không có ý định đào thoát, người ta có chịu bó tay không? nhưng trong khối bi kịch ấy, bạn có thấy vẫn sinh ra những đứa con ngoan và người ta vẫn để lại những cánh đồng đẹp đẽ; những cây cầu và những khúc ca bất tử? Khi tôi nói với bạn điều này, tôi không hề loại mình ra khỏi đời sống chúng sinh. Tôi cũng bằng lòng; cũng bất mãn, quẫy đạp trước nhân duyên như tất cả mọi người. Ở đây, nhân duyên chính là số phận; là áp đặt và thử thách.Và tôi biết, chừng nào tôi vẫn còn là một người làm nghề thuần phác, thì chừng ấy, tôi sẽ còn khổ hạnh vì bổn phận.
Trong suốt quãng thời gian ấy, có khi nào anh cảm thấy chán nản, muốn bỏ nghề…? Và nếu có thì vì sao sau đó vẫn “trụ” lại?
Rất nhiều nữa là khác. Nghèo túng, chán; quanh quẩn mãi, chán; nghĩ được, không nói được, chán; viết được, không đăng được, chán; chữ nghĩa càng hà hơi thổi ngạt, càng bợt mãi ra, chán... Đấy là nửa âm thầm của tôi. Nửa bên kia, tôi vẫn là ông tướng đường hoàng của một đạo binh hai mươi bốn chữ cái - một đạo binh cực kỳ kỷ luật, lý trí và tỉnh táo. Ở chúng có sức sinh sôi bão táp của bầy ong; có sức công phá khốc liệt của hỏa tiễn; có sự dịu dàng của nước và gió... Xin bạn đừng vội cho rằng tôi thích học lối hoa mỹ. Sự thực, tôi chỉ muốn nói: sức biểu đạt của ngôn ngữ báo chí sống động, hàm súc và hoàn mỹ không thua kém bất kỳ thứ ngôn ngữ nghệ thuật nào. Thế giới cũng nhận định rằng: thế kỷ 21 là thế kỷ của báo chí. Và tôi sùng bái sức mạnh, sự khúc triết của tin tức, phóng sự, bình luận, điều tra... và vẻ đẹp của đạo binh này cũng như các chiến binh sùng bái vũ khí của họ. Đó là lý do vì sao tôi có thể kiên nhẫn để đi suốt chặng đường nhọc nhằn dài đến thế. Tôi cũng lại nghiệm ra rằng, trong nghề của chúng ta, đôi khi vẫn cần cả một chút ngờ nghệch trong trẻo của gã nông dân Sancho Panza cưỡi "con lừa xám bốn xu" lẫn chàng hiệp sĩ tự phong Đông Ky Sốt - những nhân vật trong cuốn sách bất hủ của Xervantes - hơi ảo tưởng nhưng luôn tràn đầy nghĩa khí và đức tin vào quyền năng có thể làm cho gì thế giới này.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định: Nghề báo là một trong những nghề vất vả, cực nhọc nhất (ngang với nghề thợ lò); những người làm báo là những người bị “tổn thọ” nhất so với nhiều nghề khác. Anh nghĩ sao về điều này?
Chính xác. Sinh hoạt bừa bãi: bia rượu, cà phê, thuốc lá, trà đặc...Doping - nếu sẵn chắc cũng dám xài(?!). Nghiện những chất kích thích ở các nhà báo có lẽ là tỷ lệ cao nhất so với cộng đồng. Đó là những nhát rìu đầu tiên đốn vào sức khỏe anh ta. Với những thể lực cường tráng và khi còn đang trẻ, mọi lời khuyên hoặc sự khuyến cáo thường chỉ được xem như chuyện tầm phào.
Tuy nhiên, sự tàn phá bất khả kháng và lớn nhất đối với nghề báo lại đến từ nhiều phía khác. Trước hết là thời gian làm việc bất quy tắc, nhịp sinh học thường xuyên bị phá vỡ. Tốc độ công việc nhanh, hành động không cho phép chậm trễ. Sản phẩm đơn chiếc, không lặp lại buộc tư duy sáng tạo phải huy động ở tần suất cao nhất. Chưa nói tới sự thức đêm triền miên; thâm nhập vào những môi trường ô nhiễm, không thích nghi; sự đụng chạm với các thế lực hung hiểm... Mỗi thứ một chút, đè nặng lên đôi vai và tâm can của người làm nghề. Bạn bảo như thế có đáng buồn không?
Theo anh, một nhà báo cần có những tố chất gì để có thể đeo đuổi nghề này? Trước đây và hiện nay?
Ngoài một trái tim nhân hậu và thành thật, bạn cứ tin một con thú săn mồi cần những phẩm chất nào thì nhà báo cũng cần những phẩm chất ấy.Thời nào thì phương tiện thông minh cũng không thể thay thế nổi trái tim.
Anh trân trọng nhất ở nhà báo đức tính gì? Vì sao?
Lòng tự trọng nghề nghiệp. Đó là nguồn gốc của nội lực.
Theo chỗ tôi biết, hình như trước đây anh có vẻ không mấy hào hứng tham gia các giải báo chí kể cả địa phương và quốc gia.Thế nhưng đùng một cái, năm 2008 và 2010, anh liên tiếp đoạt giải Nhất giải báo chí toàn quốc. Ở Quảng Ninh và trong phạm vi cả nước, chưa có tác giả nào làm được điều này. Vì sao vậy? Phải chăng do trước đây anh chưa thực sự tự tin? Hay vì lẽ gì khác?
Chẳng phải thiếu tự tin. Cũng chẳng phải bởi lẽ gì. Đơn giản, tôi không coi giải thưởng là đẳng cấp nghề nghiệp mà chỉ là phần thưởng của một cuộc vui. Bạn không thấy có bao nhiêu cô gái cực kỳ thông minh và xinh đẹp nhưng chưa bao giờ có ý định bước lên sàn hoa hậu hay sao? bạn không thấy có nhà văn "chính danh" nhưng chính tả "một mình một ngữ pháp"; lại có nhà thơ "chính danh" hay viết ngợi ca lòng chính trực nhưng mắt luôn luôn nhìn trộm những người xung quanh. Khỉ thật.
Anh quan niệm thế nào về “cái danh” của nhà báo? Khi đạt được những giải thưởng quan trọng như nói ở trên, anh cảm thấy thế nào?
Cái danh của nhà báo nằm trong cái danh của tờ báo mà anh ta phụng sự. Tờ báo đó có tử tế không, có ra hồn không; tính quảng bá có rộng lớn không, đều liên quan tới cái danh của mỗi cá nhân. Bạn thấy không, một tay "vô danh tiểu tốt" hì hục viết có thể cũng cho ra được một cuốn sách nổi đình đám. Nhưng một nhà báo trác việt đến đâu vẫn không thể một mình làm nên một tờ báo cũng như một cầu thủ thiên tài không thể thắng nổi một đội bóng dù là xoàng xĩnh nhất. Tính đồng nghiệp chính là đặc điểm lớn nhất đối với nghề chúng ta. Tách cái tên mình ra khỏi tờ báo hoặc khỏi giới anh chả là gì cả. Chúng ta chỉ mạnh, thực sự mạnh và có nghĩa khi đứng trong đội ngũ của mình. Xin đừng ai quên điều này. Vì chúng ta là thuộc nhóm người hành động; sự nghiệp báo chí là sự nghiệp hành động. Chúng ta như những hạt cát để liên kết lại xây nên những tòa nhà thật sự cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta khác hẳn kim cương, đẹp và quý đấy nhưng chẳng thể kết lại để làm nên một cái gì lớn lao hơn ngoài vẻ đài các của mệnh phụ. Trong một giới hạn hẹp, danh dự của chúng ta - mỗi người làm nghề nằm trong chính những sản phẩm mà anh ta ký tên. Tôi rất dị cảm với những bài viết ký hai chữ "PV". Cho dù đó chỉ là một cái tin ngắn (và có thể là cách xử lý của thư ký tòa soạn) thì cử chỉ này vẫn là một thái độ thiếu trách nhiệm nghề nghiệp và không tôn trọng người đọc. Nó hệt như lối nói "trống không", mách qué, vu vơ, trịch thượng, chẳng cần đếm xỉa người đọc là đối tượng nào. Mới biết làm nghề đã khó. Sống tử tế để được quý trọng càng khó nữa. Nhất là khi đã có một chút thành công. Những giải thưởng với tôi cũng thế. Vừa thích vừa sợ.Thích vì đã biết cảm giác đặt chân tới đỉnh điểm của sự thi thố. Sợ vì ngày mai viết không bằng hôm nay. Càng sợ khi thấy ngọn bút như con dao sắc, cầm không khéo đứt tay, vung không khéo hại cho người khác.
Là một phóng viên thường trú tại Quảng Ninh, cũng đã đi tác nghiệp ở nhiều địa phương khác, anh cảm thấy hoạt động báo chí ở Quảng Ninh như thế nào? Cái gì hay, cái gì dở? Có gì thuận lợi? Có gì không thuận lợi?
Bạn lại dồn tôi vào tình thế khỏ xử rồi. Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn nói: công chúng Quảng Ninh khó tính hơn báo chí Quảng Ninh; báo chí Quảng Ninh khó tính hơn giới những người lãnh đạo Quảng Ninh.
Không chỉ là nhà báo, anh còn là một nhà thơ. Vậy anh thấy làm thơ và làm báo có gì bổ sung cho nhau không?
Làm tin, tôi học ở thơ sự ngắn gọn. Làm thơ, tôi học ở tin sự sắp đặt chi tiết và không triết lý lăng nhăng.
Nếu đề nghị anh có đôi lời tâm sự với những nhà báo trẻ mới vào nghề, anh sẽ nói gì?
Tôi chưa muốn già, bạn ạ.
Nguồn tin: VINACOMIN