Thứ sáu, 29/03/2024, 01:03
Thời tiết Cẩm Phả, Quảng Ninh: 24.9°c mưa vừa

Vũ trụ ngả nghiêng trong đáy cốc...

Hưởng ứng Nghị quyết đó, TGĐ Tập đoàn vừa ban hành Chỉ thị về việc không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa.
Trong đó giao Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức tuyên truyền Chỉ thị này trên website Vinacomin và Tạp chí. Giữa lúc Tập đoàn đang đứng trước bộn bề khó khăn, còn nhiều vấn đề cần giải quyết thì vấn đề này tưởng như “chưa cần thiết”. Thế nhưng xét một cách thấu đáo thì đây lại là một trong những vấn đề cần phải làm ngay và phải làm một cách triệt để. Rất nhiều hệ lụy dẫn đến từ rượu bia, nhẹ thì gây mất hình ảnh, rồi ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mất trật tự công cộng, vi phạm văn hóa doanh nghiệp, thậm chí gây tai nạn giao thông…

Có một vài mẩu đối thoại mà Nhân Văn nghe được thế này:

Đối thoại số 1:

- Này, làm thế nào mà ông đặt được lịch làm việc với ông T?

- Làm sao mà không được, tôi hẹn ông ấy làm việc lúc 2h chiều cơ mà.

- Ông ấy vẫn tỉnh táo?

- Tỉnh táo nhưng hơi thở nồng nặc mùi rượu.

Đối thoại số 2:

- Bí thư chiều nay nghỉ phải không? Cửa phòng đóng im ỉm từ sáng tới giờ.

- Nghỉ đâu mà nghỉ, đang say rượu, đóng cửa ngủ trong phòng đấy.

Trên đây chỉ là 2 trong vô số các câu chuyện mà Nhân Văn nghe được về chuyện nhậu nhẹt nơi công sở, đặc biệt là trong các đơn vị của Vinacomin. Cả 2 nhân vật mà Nhân Văn đề cập trên đây đều là những vị lãnh đạo có tài và biết làm việc. Một nguyên là Giám đốc một Công ty khai thác than lộ thiên, một là Bí thư một đơn vị lớn trong Tập đoàn. Còn một giai thoại “vui” khác mà nhân viên và các đối tác của công ty than này thường truyền tai nhau đó là vị Giám đốc này chỉ không “chân nam đá chân xiêu” vào buổi sáng sớm. Thời gian đó ông làm việc rất hiệu quả, thông tuệ. Tài năng và bản lĩnh của ông được khẳng định khi mà đơn vị do ông chèo lái luôn có mức tăng trưởng ấn tượng, là một trong những đơn vị SXKD hiệu quả của Tập đoàn. Thế nhưng cứ buổi chiều thì khác hẳn. Hoặc là ông chìm trong men rượu, hoặc còn tỉnh táo thì “mặt cũng đỏ như gà chọi”. Và vị Bí thư được đề cập ở đối thoại thứ 2 cũng vậy.

Câu chuyện về vấn nạn nhậu nhẹt không dừng lại ở các mỏ, đến các Ban trên Tập đoàn cũng có những chuyên viên “dính” phải vấn nạn này. Đến mức trong một cuộc họp giao ban, TGĐ phải ngao ngán thốt lên rằng: “Thật không thể hiểu nổi khi đến 3h chiều rồi mà nhân viên lên phòng TGĐ trình bày công việc vẫn còn nồng nặc mùi rượu, nói líu cả lưỡi lại”.

Mấy ông ham nhậu nhẹt hay viện cớ “nhậu để làm ăn, nhậu để có quan hệ” hay “nhậu vì công việc”. Ngụy biện hết! Nói vậy thì tất cả dân kinh doanh phải sáng xỉn chiều say mới ký được hợp đồng? Các CEO tập đoàn lớn chắc nên đặt văn phòng ngay quán nhậu để mọi sự được xuôi chèo mát mái?

Theo một con số thống kê, hiện Việt Nam có khoảng trên 12 triệu đàn ông trong độ tuổi uống rượu, bia (25-54 tuổi), đây là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất cho xã hội. Dù thu nhập và thể chất người Việt Nam còn thấp nhưng mỗi năm chúng ta đã bơm vào ruột khoảng 1,4 tỷ lít bia và 380 triệu lít rượu. Trong đó 90% lượng rượu, thứ dung dịch đã làm con người phấn khích, thăng hoa kia lại là sứ giả của thần chết và bệnh tật bởi không ai có thể kiểm nghiệm, quản lý được chất lượng của nó. Thực ra, vấn đề cấm uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa không phải vấn đề mới và không phải bây giờ mới có nơi làm. Quy định về nếp sống văn hóa này ít ra cũng có từ cách đây hơn chục năm. Nhiều đơn vị cũng đã triển khai. Vấn đề vi phạm uống rượu bia khi tham gia giao thông đã đưa vào Luật và chế tài phạt cũng khá nặng. Tuy nhiên vấn nạn nhậu nhẹt nơi công sở ngày một nhức nhối đến mức Chính phủ phải vào cuộc khi ban hành Nghị quyết yêu cầu các cơ quan đoàn thể ban hành quy định cấm uống rượu bia trong cơ quan, đơn vị trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, kể cả trong liên hoan…

Hưởng ứng Nghị quyết đó, TGĐ Tập đoàn vừa ban hành Chỉ thị về việc không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa. Trong đó giao Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức tuyên truyền Chỉ thị này trên website Vinacomin và Tạp chí. Giữa lúc Tập đoàn đang đứng trước bộn bề khó khăn, còn nhiều vấn đề cần giải quyết thì vấn đề này tưởng như “chưa cần thiết”. Thế nhưng xét một cách thấu đáo thì đây lại là một trong những vấn đề  cần phải làm ngay và phải làm một cách triệt để. Rất nhiều hệ lụy dẫn đến từ rượu bia, nhẹ thì gây mất hình ảnh, rồi ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mất trật tự công cộng, vi phạm văn hóa doanh nghiệp, thậm chí gây tai nạn giao thông…

Xin được kết lại bằng bài văn răn rượu rất chí lý của vua Trần Thái Tông rằng: “Kẻ thèm say thì đức hạnh kém suy, kẻ uống rượu thì nói năng lầm lỡ. Khí xông nát dạ, vị ngấm hư lòng, rối loạn tinh thần, hôn mê tâm tính. Mẹ cha không nhìn, điều ác luôn phạm. Hoặc điếm chợ huyên thuyên, hay ngõ đường lảo đảo. Chửi trời mắng đất, chê Phật, dèm tăng. Miệng lảm nhảm hát ca, thân lõa lồ nhảy múa... Há riêng kẻ phong lưu nên tránh, ngay cả người thông đạt cần phòng. Biết bao kẻ trên đời rạng rỡ, đều chìm trong chén rượu đảo điên.

Tác giả: Nhân Văn

Nguồn tin: VINACOMIN


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây