41,8 tỷ đồng là con số mà Công ty CP Than Cọc Sáu đặt ra trong kế hoạch tiết giảm chi phí năm nay.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Vũ Văn Khẩn - Phó giám đốc Công ty Than Cọc Sáu đã sớm xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp khoán, quản từ Công ty đến các công trường, phòng ban, phân xưởng như xây dựng cơ chế điều hành chi phí kinh doanh; thường xuyên kiểm tra nghiệm thu và đánh giá thực tế tình hình sản xuất; tăng cường quản lý chặt chẽ trên tất cả các mặt chỉ tiêu công nghệ, chất lượng sản phẩm, công tác mua sắm, sử dụng vật tư, công tác thuê ngoài...
Trong tất cả các giải pháp đã xây dựng và triển khai từ đầu năm, Phó Giám đốc Vũ Văn Khẩn nhấn mạnh, có ba giải pháp mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả công tác khoán quản trị chi phí của Công ty. Do đó, hiện tại, Than Cọc Sáu đang tập trung ưu tiên chỉ đạo thực hiện các biện pháp này.
Trước tiên, đó là việc không ngừng nâng cao năng suất thiết bị, phương tiện khai thác. "Chúng tôi xác định, để tiết kiệm chi phí sản xuất, phải tăng được năng suất thiết bị so với định mức. Mục tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2012 là phải tăng năng suất các thiết bị chủ yếu từ 1-5% so với định mức yêu cầu", ông Khẩn cho hay. Do đó, Công ty đã tiến hành rà soát lại toàn bộ định mức kỹ thuật và triển khai đồng bộ, hệ thống một loạt các biện pháp nhằm tiến tới nâng cao năng suất.
Chẳng hạn, ở khâu khoan nổ mìn, nếu nâng cao được chất lượng khoan nổ mìn thì sẽ cải thiện điều kiện làm việc cho máy xúc, từ đó không chỉ nâng cao được năng suất của máy xúc tại mỗi ca làm việc mà còn giúp giảm thiểu các tác nhân gây hư hại máy, giảm tiêu hao răng gầu cán thép, tăng cường công tác an toàn. Vì thế, Công ty xây dựng quy mô khoan nổ mìn hợp lý, xây dựng biểu đồ khoan nổ - bốc xúc mỗi 10 ngày/lần để bám sát thực tế khai trường. Cùng với đó, Công ty đầu tư nâng cấp các tuyến đường vận tải trên mỏ, cải thiện điều kiện làm việc cho ô tô. Đường tốt thì năng suất vận tải tăng mà lại giảm tiêu hao lốp, giảm hư hỏng đột xuất, tiết kiệm được chi phí vật tư, nhiên liệu.
Quy trình phối hợp giữa ô tô, máy xúc cũng được bố trí hợp lý, nhịp nhàng. 100% các ô tô, máy xúc của Than Cọc Sáu được trang bị bộ đàm để bộ phận điều hành sản xuất thực hiện điều hành trực tuyến, xử lý kịp thời mọi phát sinh đảm bảo cho sản xuất được liên thông, không ách tắc, nâng cao thời gian công ích của xe máy. Công ty cũng đồng thời ban hành quy chế khen thưởng luỹ tiến năng suất cao cho các thiết bị khoan, xúc, gạt; quy chế thưởng và giảm trừ tiền lương đối với công tác chuyến tải của máy xúc để đảm bảo hệ số chuyến tải.
Việc kiểm tra tình hình thực hiện năng suất thiết bị trong dây chuyền sản xuất như vận tải, xúc, khoan, sàng tuyển, bằng tải được tiến hành hàng ngày. Các đơn vị, các thiết bị có năng suất đạt thấp phải chỉ rõ nguyên nhân ở đâu, lỗi của bộ phận hay cá nhân nào và phải kịp thời khắc phục ngay.
Giải pháp thứ hai, theo ông Lê Văn Giáp, Phó giám Công ty là tăng cường quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ chủ yếu. Đây được xem là yếu tố quyết định đảm bảo tiết kiệm chí phí SXKD. Do đó, từ đầu năm, ngay sau khi phê duyệt kế hoạch kỹ thuật, Công ty căn cứ chức năng nhiệm vụ các phòng để giao khoán cho các phòng tự tổ chức các biện pháp quản lý. Lấy ví dụ, Phòng KTKT quản lý các chỉ tiêu khoan nổ mìn, tỷ lệ đất đá nổ mìn, chất lượng nổ mìn, hệ số bóc đất, cung độ vận chuyển than, đất...; Phòng TĐ ĐC quản lý hệ số tổn thất, hệ số thu hồi than sạch; Phòng GĐCL quản lý các chỉ tiêu chất lượng than, cơ cấu sản phẩm chế biến và tiêu thụ... Trên cơ sở này, hàng tháng Công ty xây dựng kế hoạch kỹ thuật khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Một biện pháp nữa, cũng hết sức quan trọng là việc quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng vật tư, nhiên liệu trong toàn Công ty. Kết thúc một ngày sản xuất, tất cả các chỉ tiêu sản lượng, tiêu hao nhiên liệu, thời gian hoạt động... được tập hợp về bộ phận khoán của Công ty để đánh giá, kiểm tra. Định kỳ 10 ngày/lần, Công ty tập hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện sản lượng - nhiên liệu cho các đơn vị sản xuất và Công ty. Trong đó, so sánh, phân tích lượng tiêu thụ nhiên liệu với hạn mức giao. Các đơn vị có mức sử dụng tăng hay giảm bất hợp lý so với định mức phải kịp thời kiểm tra để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục ngay.
Năm qua, Than Cọc Sáu là một trong số ít đơn vị được Tập đoàn khen thưởng về làm tốt công tác khoán quản trị chi phí. Phát huy kết quả đó cộng với những biện pháp quyết liệt đang triển khai, Than Cọc Sáu tin tưởng sẽ tiết kiệm được trên 41,86 tỷ đồng chi phí sản xuất trong năm nay.
Trong tất cả các giải pháp đã xây dựng và triển khai từ đầu năm, Phó Giám đốc Vũ Văn Khẩn nhấn mạnh, có ba giải pháp mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả công tác khoán quản trị chi phí của Công ty. Do đó, hiện tại, Than Cọc Sáu đang tập trung ưu tiên chỉ đạo thực hiện các biện pháp này.
Trước tiên, đó là việc không ngừng nâng cao năng suất thiết bị, phương tiện khai thác. "Chúng tôi xác định, để tiết kiệm chi phí sản xuất, phải tăng được năng suất thiết bị so với định mức. Mục tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2012 là phải tăng năng suất các thiết bị chủ yếu từ 1-5% so với định mức yêu cầu", ông Khẩn cho hay. Do đó, Công ty đã tiến hành rà soát lại toàn bộ định mức kỹ thuật và triển khai đồng bộ, hệ thống một loạt các biện pháp nhằm tiến tới nâng cao năng suất.
Chẳng hạn, ở khâu khoan nổ mìn, nếu nâng cao được chất lượng khoan nổ mìn thì sẽ cải thiện điều kiện làm việc cho máy xúc, từ đó không chỉ nâng cao được năng suất của máy xúc tại mỗi ca làm việc mà còn giúp giảm thiểu các tác nhân gây hư hại máy, giảm tiêu hao răng gầu cán thép, tăng cường công tác an toàn. Vì thế, Công ty xây dựng quy mô khoan nổ mìn hợp lý, xây dựng biểu đồ khoan nổ - bốc xúc mỗi 10 ngày/lần để bám sát thực tế khai trường. Cùng với đó, Công ty đầu tư nâng cấp các tuyến đường vận tải trên mỏ, cải thiện điều kiện làm việc cho ô tô. Đường tốt thì năng suất vận tải tăng mà lại giảm tiêu hao lốp, giảm hư hỏng đột xuất, tiết kiệm được chi phí vật tư, nhiên liệu.
Quy trình phối hợp giữa ô tô, máy xúc cũng được bố trí hợp lý, nhịp nhàng. 100% các ô tô, máy xúc của Than Cọc Sáu được trang bị bộ đàm để bộ phận điều hành sản xuất thực hiện điều hành trực tuyến, xử lý kịp thời mọi phát sinh đảm bảo cho sản xuất được liên thông, không ách tắc, nâng cao thời gian công ích của xe máy. Công ty cũng đồng thời ban hành quy chế khen thưởng luỹ tiến năng suất cao cho các thiết bị khoan, xúc, gạt; quy chế thưởng và giảm trừ tiền lương đối với công tác chuyến tải của máy xúc để đảm bảo hệ số chuyến tải.
Việc kiểm tra tình hình thực hiện năng suất thiết bị trong dây chuyền sản xuất như vận tải, xúc, khoan, sàng tuyển, bằng tải được tiến hành hàng ngày. Các đơn vị, các thiết bị có năng suất đạt thấp phải chỉ rõ nguyên nhân ở đâu, lỗi của bộ phận hay cá nhân nào và phải kịp thời khắc phục ngay.
Giải pháp thứ hai, theo ông Lê Văn Giáp, Phó giám Công ty là tăng cường quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ chủ yếu. Đây được xem là yếu tố quyết định đảm bảo tiết kiệm chí phí SXKD. Do đó, từ đầu năm, ngay sau khi phê duyệt kế hoạch kỹ thuật, Công ty căn cứ chức năng nhiệm vụ các phòng để giao khoán cho các phòng tự tổ chức các biện pháp quản lý. Lấy ví dụ, Phòng KTKT quản lý các chỉ tiêu khoan nổ mìn, tỷ lệ đất đá nổ mìn, chất lượng nổ mìn, hệ số bóc đất, cung độ vận chuyển than, đất...; Phòng TĐ ĐC quản lý hệ số tổn thất, hệ số thu hồi than sạch; Phòng GĐCL quản lý các chỉ tiêu chất lượng than, cơ cấu sản phẩm chế biến và tiêu thụ... Trên cơ sở này, hàng tháng Công ty xây dựng kế hoạch kỹ thuật khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Một biện pháp nữa, cũng hết sức quan trọng là việc quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng vật tư, nhiên liệu trong toàn Công ty. Kết thúc một ngày sản xuất, tất cả các chỉ tiêu sản lượng, tiêu hao nhiên liệu, thời gian hoạt động... được tập hợp về bộ phận khoán của Công ty để đánh giá, kiểm tra. Định kỳ 10 ngày/lần, Công ty tập hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện sản lượng - nhiên liệu cho các đơn vị sản xuất và Công ty. Trong đó, so sánh, phân tích lượng tiêu thụ nhiên liệu với hạn mức giao. Các đơn vị có mức sử dụng tăng hay giảm bất hợp lý so với định mức phải kịp thời kiểm tra để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục ngay.
Năm qua, Than Cọc Sáu là một trong số ít đơn vị được Tập đoàn khen thưởng về làm tốt công tác khoán quản trị chi phí. Phát huy kết quả đó cộng với những biện pháp quyết liệt đang triển khai, Than Cọc Sáu tin tưởng sẽ tiết kiệm được trên 41,86 tỷ đồng chi phí sản xuất trong năm nay.
Nguồn tin: VINACOMIN