Trong những năm tới, Công ty Than Hạ Long sẽ có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng khai thác. Dự kiến đến năm 2024, Công ty sẽ sản xuất trên 4.000.000 tấn than nguyên khai. Để phục vụ công tác đào lò và sản xuất than, Công ty đã và đang triển khai các giải pháp thu hút lao động thợ lò, trong đó có các thợ lò là người dân tộc thiểu số.
Số lượng công nhân là người dân tộc thiểu số đang làm việc tại Công ty Than Hạ Long hiện này là 335 người, với 16 dân tộc khác nhau như: H’Mông, Dao, Nùng, Thái, Hà Nhì, Sán Chỉ, Tày, Mường vv... Do ảnh hưởng của điều kiện sống, sinh hoạt nên số đông công nhân người dân tộc thiểu số có những hạn chế nhất định trong quá trình tiếp xúc nên ít nhiều có khó khăn cho Công ty trong việc quản lý và bố trí lao động trong sản xuất.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về văn hóa, lối sống của số công nhân trên, đồng thời để chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, trong hai ngày 10,11 tháng 5 năm 2019, Công ty đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và kỹ năng giao tiếp đối với thợ lò là người dân tộc thiểu số cho 50 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn bộ phận và nhân viên kinh tế các đơn vị có liên quan để bồi dưỡng kỹ năng quản lý, giao tiếp với thợ lò là người dân tộc thiểu số.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về văn hóa, lối sống của số công nhân trên, đồng thời để chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, trong hai ngày 10,11 tháng 5 năm 2019, Công ty đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và kỹ năng giao tiếp đối với thợ lò là người dân tộc thiểu số cho 50 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn bộ phận và nhân viên kinh tế các đơn vị có liên quan để bồi dưỡng kỹ năng quản lý, giao tiếp với thợ lò là người dân tộc thiểu số.
Trong 02 ngày tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên Công ty đã được nghe các giảng viên có kinh nghiệm đến từ Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam truyền đạt nhiều kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của một số dân tộc thiểu số tiêu biểu và cách giao tiếp, ứng xử với họ để hai bên cùng tôn trọng văn hóa vùng miền, tìm được tiếng nói chung, tránh được những hiểu lầm, thiếu sót không đáng có trong quá trình làm việc và sinh hoạt; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc và thu hút lao động thợ lò là người dân tộc thiểu số, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của Công ty.
Đ/c Đỗ Văn Hùng – PCT Công đoàn Công ty phát biểu bế mạc lớp Bồi dưỡng
Tác giả: Tuấn Anh - Văn phòng Công ty